Lái xe sau khi sử dụng rượu bia là hành vi gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông ở nước ta. Chính vì vậy, hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt rất nặng. Mức phạt nồng độ cồn ô tô được xác định dựa trên nồng độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở. Cùng tham khảo bài viết sau để nắm rõ các mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023.
1. Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023
1.1 Mức xử phạt nồng độ cồn ô tô 0,1 miligam
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (theo Điểm c Khoản 7 Điều 17).
1.2 Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô vượt quá 0,25 miligam
Theo Khoản 5 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (theo Điểm d Khoản 7 Điều 17).
1.3 Mức phạt nồng độ cồn ô tô vượt quá 0,4 miligam
Theo Khoản 6 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (theo Điểm đ Khoản 7 Điều 17).
1.4 Mức xử phạt nồng độ cồn ô tô cao nhất
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn ô tô cao nhất là 40.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng và tạm giữ xe ô tô tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
2. Các mức xử phạt vi phạm khi có nồng độ cồn
2.1 Mức phạt không có bằng lái xe ô tô
Không có bằng lái xe và không mang giấy phép lái xe là hai lỗi khác nhau và mức xử phạt vi phạm sẽ khác nhau. Các mức quy định cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo GPLX, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều này (theo Khoản 3 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm hành vi sau đây: Có GPLX nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng; sử dụng GPLX không hợp lệ (theo Khoản 8 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm hành vi sau đây: Có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên; không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng GPLX bị tẩy, xóa (theo Khoản 9 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
2.2 Mức phạt lỗi xe không bật đèn khi có nồng độ cồn
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, mức phạt đối với xe không bật đèn khi có nồng độ cồn như sau:
Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau: Sử dụng không đủ đèn chiếu sáng hoặc không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, sương mù; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.
3. Mức xử phạt không gương chiếu hậu
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:
Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe không có gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này.
4. Lỗi vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Tạm giữ phương tiện là hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm nồng độ cồn được phép tạm giữ xe tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Lưu ý: Nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bảo quản phương tiện, bến bãi hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể giữ xe vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin về mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023 theo quy định mới. Người lái xe cần lưu ý tuân thủ tất cả các điều luật khi tham gia giao thông để hạn chế tối đa tai nạn, đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
Comentários